Số lượt xem : 231 - Hãy chia sẻ với bạn bè nếu bạn thấy bổ ích !
Hiện tượng nhà bị nghiêng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, đặc biệt là gây mất an toàn cho cư dân. Vậy nên cần có sự can thiệp kịp thời, đưa ra các biện pháp kỹ thuật chuyên sâu và chính xác để khắc phục ngay lập tức. Hải Linh sẽ làm rõ vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, từ tình trạng thực tế của nền đất cho đến kỹ thuật xây dựng.
Xử lý móng không đảm bảo trên nền đất yếu là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nhà bị nghiêng. Đây là vấn đề nghiêm trọng trong xây dựng và có thể gây ra nhiều hậu quả không mong muốn.
Nền đất yếu sẽ có những đặc điểm nổi bật như độ chịu tải kém, độ nén cao và dễ bị biến dạng dưới tải trọng lớn. Trong đó bao gồm các loại đất sét mềm, đất bùn, đất cát lẫn bùn. Cộng thêm địa hình thấp, cấu tạo địa chất không ổn định càng khiến nguy cơ nhà bị nghiêng gia tăng cao.
Ở tình trạng nền đất yếu thì việc xử lý móng nhà sao cho vững chắc càng thêm khó khăn. Nhiều chủ thầu xây dựng không có kinh nghiệm, cắt xén nguyên vật liệu xây dựng, thi công móng bằng cách đóng cừ tràm hay ép cọc chưa đủ sâu đến lớp đất cứng cần thiết. Từ đó khiến cho móng nhà bị nông, không đủ khả năng chịu lực, dễ dàng suy yếu và không đồng đều.
Hiện nay nhiều người muốn xây dựng để cơi nới thêm nhiều tầng, tăng diện tích không gian sử dụng cho cả gia đình. Tuy nhiên việc nâng tầng cho một ngôi nhà hiện có là một quyết định lớn, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu và độ ổn định của toàn bộ công trình. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất cần xem xét chính là tình trạng móng nhà. Móng nhà được thiết kế để chịu một tải trọng nhất định. Và tất nhiên tải trọng này sẽ bị tăng lên do việc thêm tầng. Từ đó khiến cho móng nhà bị quá tải, không đủ khả năng chịu lực, gây lún và nghiêng nhà.
Nhà bị nghiêng do ảnh hưởng từ nhà kế bên là một hiện tượng không hiếm gặp, đặc biệt ở các thành phố có mật độ xây dựng cao. Trường hợp này xảy ra khi công trình kế bên đang xây dựng và trong quá trình đào móng, gây thay đổi cấu trúc địa chất xung quanh, từ đó xuất hiện tình trạng lún, không đồng đều của nền đất. Việc này thường xảy ra do quá trình thi công không đúng theo quy định an toàn và kỹ thuật, kinh nghiệm của đơn vị thi công còn yếu hay sự chủ quan trong quá trình khảo sát địa chất và lên kế hoạch xây dựng.
Nhà bị nghiêng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà mà còn gây mất an toàn cho người dân xung quanh, tiềm ẩn hàng loạt nguy cơ và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Khi nhà bị nghiêng, chúng ta dễ dàng phát hiện những vết nứt trên tường, sàn và trần nhà. Những dấu hiệu này sẽ càng rõ rệt và tăng dần theo thời gian, gây suy yếu và ảnh hưởng đến cấu trúc tổng thể cũng như thẩm mỹ của ngôi nhà.
Không chỉ vậy, tình trạng biến dạng cửa ra vào, cửa sổ, ảnh hưởng trực tiếp đến tính tiện nghi, khó đóng mở hoặc kẹt hoàn toàn. Tình trạng nghiêng nhà làm thay đổi trọng tâm, phân bố tải trọng không đều xuống nền đất, gây mất ổn định cho ngôi nhà, lâu ngày có thể dẫn đến nguy cơ sụp đổ nghiêm trọng.
Tình trạng nghiêm trọng nhất khi nhà bị nghiêng là bị sụp đổ. Khi đó sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tính mạng và tài sản của những người cư trú và những người ở các công trình lân cận, đi lại xung quanh.
Không chỉ vậy, trong suốt quá trình ở nhà bị nghiêng, còn phát sinh cảm giác không an toàn, gây lo lắng, bất an. Gây bất tiện trong quá trình sinh hoạt, di chuyển hàng ngày. Nguy cơ càng tăng cao vì nhà bị nghiêng có thể gây hỏng hệ thống điện, nguy cơ chập điện cao.
Một ngôi nhà bị nghiêng sẽ mất giá trị thị trường đáng kể. Người mua nhà tiềm sẽ thay đổi ý định mua hoặc yêu cầu giảm giá mạnh. Để khắc phục tình trạng nghiêng nhà, sẽ yêu cầu kỹ thuật cao, phức tạp, từ đó tốn kém nhiều chi phí và gây gánh nặng tài chính cho chủ nhà.
Cách tốt nhất là phòng tránh cẩn thiện ngay từ khi chuẩn bị thi công nhà để hạn chế lãng phí thời gian, công sức và chi phí chỉnh sửa. Tuy nhiên, nếu như nhà bạn bị nghiêng thì hãy áp dụng phương pháp xử lý nắn chỉnh.
Tiến hành khảo sát địa chất để đánh giá tình trạng nền đất xung quanh công trình. Sử dụng các phương pháp như khoan thăm dò để xác định đặc điểm cơ lý của đất. Sử dụng các thiết bị đo đạc chuyên dụng như máy thủy bình, máy toàn đạc, và máy đo độ nghiêng để xác định chính xác mức độ và hướng nghiêng của ngôi nhà. Đánh giá tình trạng móng nhà và các kết cấu chịu lực khác để xác định mức độ ảnh hưởng và các hư hỏng hiện có.
Sử dụng công nghệ sẵn có để điều chỉnh nhà bị nghiêng sang dạng cân bằng động. Từ đó có thể dễ dàng dùng năng lượng nhỏ căn chỉnh từng bước một độ nghiêng. Bước này có thể tác động tự động hóa hoặc điều khiển từ xa.
Sau khi khảo sát địa hình và thấy rõ nguyên nhân nhà bị nghiêng do chi tiết móng nhà thì có thể gia cố bằng cách bơm dung dịch xi măng vào nền đất bên dưới để làm cứng và ổn định. Áp dụng phương pháp nâng kích nâng bổng công trình, sau đó thay móng cọc đơn bằng cọc nhồi và cọc cốt thép tăng độ chịu lực và tính bền vững. Có thể kè bê tông quanh móng bảo vệ và tăng cường độ ổn định.
Việc xử lý nhà bị nghiêng đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa chủ nhà, các nhà thầu và cơ quan chức năng, đảm bảo mọi công đoạn đều được thực hiện đúng quy trình và hiệu quả cao. Trên đây là những chia sẻ giúp người đọc nhận biết nguyên nhân, lường trước hậu quả do nhà bị nghiêng gây ra cũng như nắm rõ cách nắn chỉnh hiệu quả. Rất mong những chia sẻ trên đây của Hải Linh hữu ích với bạn đọc.
Tác giả bài viết: Hải Linh
Nguồn tin: gachviglacera.vn