Gạch ốp lát cao cấp

Cách xử lý gạch bị bộp nhanh chóng hiệu quả

Nhiều người đang rất quan tâm đến các cách xử lý tình trạng gạch bị bộp. Nhưng để đảm bảo hiệu quả và hạn chế tối đa sự cố lặp lại, tuyệt đối đừng vội sửa chữa nếu chưa nắm rõ nguyên nhân. Bài viết sau đây sẽ mang đến những phương án xử lý gạch bị bộp tối ưu nhất cho từng trường hợp cụ thể. Mời mọi người cùng tham khảo và ứng dụng cho công trình của mình nhé!


Gạch bị bộp có tác hại như thế nào? 

Gạch ốp lát bị bộp là tình trạng nền hoặc tường bị phồng lên, cao hơn so với bình thường. Ngoài ra khi di chuyển trên bề mặt hay gõ vào sẽ có âm thanh lộp rộp rất khó chịu. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình và gây ra nhiều bất tiện. Gạch bị bộp gây mất thẩm mỹ, không gian sẽ thiếu đi sự chuyên nghiệp, đồng bộ, sang trọng. 

Gạch lát nền bị bộp và nứt vỡ

Về mặt an toàn, bề mặt sàn không bằng phẳng, chỗ cao chỗ thấp sẽ gây vướng víu khi di chuyển, dễ vấp ngã, rất nguy hiểm nhất là đối với người già và trẻ nhỏ. Hơn nữa, tình trạng này để lâu còn ảnh hưởng đến kết cấu của toàn bộ công trình, làm giảm khả năng chịu lực của bề mặt, tăng nguy cơ khiến gạch nứt vỡ khi có những tác động ngoại lực.  

Cách xử lý gạch bị bộp theo từng nguyên nhân cụ thể

Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của tình trạng gạch bị bộp, mọi người hãy xử lý càng sớm càng tốt bằng các phương pháp sau đây. 

Phương pháp xử lý gạch bị bộp do giãn nở nhiệt

Khi nhiệt độ có sự chênh lệch lớn, quá trình co dãn của gạch sẽ diễn ra rất mạnh. Nếu trong quá trình thi công, thợ đặt các viên gạch quá gần hoặc khoảng cách giữa gạch lát nền với chân tường sát nhau, khoảng hở giữa các viên gạch không đủ, gạch sẽ chèn vào nhau gây phồng rộp. 

Các bước tiến hành xử lý:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật dụng: khoan (khoan tay hoặc khoan điện), bơm hơi, hóa chất làm đầy (vữa bơm không co ngót).
  • Bước 2: Quan sát và xác định viên gạch bị phồng. Đồng thời kiểm tra xung quanh viên gạch.
  • Bước 3: Dùng mũi khoan sắc và mới để khoan lên vị trí viên gạch đang bị phồng rộp nhiều nhất. Khoan sâu xuống khoảng 1.5 cm. Để đảm bảo thẩm mỹ, nên sử dụng mũi khoan có đường kính nhỏ nhất (thường là phi 6). Chú ý giữ chắc tay để mũi khoan không bị chệch gây nứt vỡ gạch. 
  • Bước 4: Sử dụng bơm hơi để thổi sạch xi măng thừa, mùn vữa. 
  • Bước 5: Bơm hóa chất xuống theo lỗ vừa khoan. Kiểm tra lại nếu hóa chất chưa trám hết những vị trí phồng rộp, có thể khoan thêm lỗ để bơm thêm hóa chất.
  • Bước 5: Chờ phần hóa chất vừa bơm khô, sử dụng xi măng trắng hay xi măng có màu tương đồng với màu gạch để lấp đầy phần mũi khoan.
  • Bước 6: Cuối cùng, làm sạch lại bề mặt vừa thi công.


Xử lý gạch bị bộp bằng cách bơm hóa chất 

Phương pháp xử lý gạch ốp bị bộp do nền không đảm bảo

Đầm, nén nền không kỹ, mặt nền chưa đạt độ bằng tiêu chuẩn hay vẫn còn dư nổi nhiều sỏi cát sẽ khiến bề mặt không ổn định, sau một thời gian dài sử dụng sẽ rất khó tránh khỏi tình trạng gạch bị bộp.

Cách tiến hành xử lý

Phương án xử lý gạch bị bộp do nguyên nhân này triệt để nhất cho tình trạng này là đầm lại nền. Để tiết kiệm công sức và hạn chế ảnh hưởng đến các phần không bộp, thay vì đầm lăn, đầm rung,... mọi người nên ưu tiên đầm nền bằng dụng cụ đầm đất thủ công. 

  • Bước 1: Khoanh vùng vị trí gạch ốp bị bộp do nền thay đổi và dùng máy cắt gạch cắt xung quanh viên gạch, bóc dỡ gạch lên.
  • Bước 2: Đục sâu xuống nền vữa khoảng từ 3 đến 5 cm.
  • Bước 3: Làm phẳng cơ bản bề mặt.
  • Bước 4: Sử dụng đầm, dùng sức mạnh tay liên tục để đầm phẳng bề mặt. (Khi tiến hành đầm, mọi người có thể vẩy một lượng nước vừa đủ để bớt bụi)
  • Bước 5: Dùng thước thủy cân bằng để kiểm tra lại độ phẳng bề mặt, đặt vật nặng lên nền từ 3-4 tiếng nhằm kiểm tra độ cứng cáp của nền.
  • Bước 6: Sau khi nền đảm bảo tiến hành ốp lại gạch.


Đầm nền kỹ tạo độ phẳng cần thiết

Xử lý gạch ốp bị bộp do tưới xi măng (nước hồ dầu) không đều

Gạch ốp lát bị bộp có thể là do tưới nước xi măng (nước hồ dầu) không đồng đều, gây ra hiện tượng chỗ có chỗ không, làm liên kết giữa mặt sàn với gạch kém, dễ khiến gạch bị bộp sau một thời gian sử dụng.

Các bước khắc phục

  • Bước 1: Thực hiện tương tự bước 1 cách xử lý gạch bị bộp do nền không đảm bảo
  • Bước 2: Dàn phẳng bề mặt nền, loại bỏ vụn vữa, đất cát thừa
  • Bước 3: Trộn vữa theo  tỉ lệ 1 xi măng : 3 cát. Sau đó đổ vữa lên bề mặt, dàn đều và cán phẳng bằng bay xây.
  • Bước 4: Dùng nước đổ từ từ xi măng vào, vừa đổ vừa khuấy đều tay đến khi được một  hỗn hợp quánh lại như keo sữa thì dừng. Sau khi thu được nước hồ thì đổ lên bề mặt..
  • Bước 5: Tiếp theo đặt gạch vào đúng vị trí và dùng búa cao su gõ nhẹ để giúp gạch bám chắc chắn vào bề mặt.
  • Bước 6: Sau khi lát xong dùng giẻ lau sơ bề mặt gạch, miết xi măng trắng vào đường ron gạch và lau sạch lại là hoàn thành xử lý gạch bị bộp.

Xử lý gạch ốp bị bộp do vừa thi công đã giẫm lên bề mặt

Nguyên nhân không kém phổ biến dẫn đến việc gạch lát nền bị bộp là thợ hoặc những người xung quanh vô ý giẫm lên bề mặt gạch sau khi vừa mới thi công xong. Áp lực lớn tác động khiến phần vật liệu kết dính chưa đạt độ ổn định bị xô lệch dẫn đến liên kết giữa các viên gạch không đồng đều và gây nên hiện tượng có chỗ nhiều keo vữa sẽ bị cao, chỗ thiếu keo vữa sẽ bị bộp.


Thợ giẫm lên bề mặt mới thi công khiến gạch dễ bị bộp

Các bước khắc phục

  • Bước 1: Chuẩn bị bay cạo mạch, keo dán gạch, bơm keo
  • Bước 2: Cạo sạch các đường ron gạch để tìm những kẽ hở tại vị trí gạch bị bộp.
  • Bước 3: Bơm keo dán gạch (Mova, Weber, Sika,…), đồng thời kết hợp dùng với búa cao su gõ nhẹ vào viên gạch để hỗ trợ dàn đều keo đến các khoảng trống.
  • Bước 4: Chờ cho đến khi keo đông cứng.
  • Bước 5: Chít lại mạch gạch để đảm bảo thẩm mỹ và ngăn thấm nước, vôi hóa, hoen ố.

Xem các mẫu gạch ốp lát chính hãng chất lượng tại đây:

 Goi dien Hai LinhGoi dien mua hang Liên hệ ngay HOTLINE: 0988.930.568
Để có giá tốt nhất thị trường

Cách hạn chế tình trạng gạch bị bộp 

Dù xử lý gạch bị bộp là hoàn toàn có thể nhưng dù sao vẫn mất thời gian và tốn kém chi phí nhất định. Lưu ý một số vấn đề từ ban đầu sẽ có thể giúp mọi hạn chế gạch bị bộp. 
Nếu dùng vữa xi măng để ốp lát, nên chú ý đến chất lượng vữa, tỉ lệ trộn đúng, số lượng phù hợp. Nền nhà trước thi công phải đảm bảo bằng phẳng, sạch sẽ, không lẫn cát bụi. Để khoảng cách giữa các viên gạch đủ rộng, chít mạch vữa ngang đảm bảo để khi có hiện tượng giãn nở nhiều, các viên gạch kề nhau không ma sát vào nhau gây nứt vỡ.


Thi công lát gạch đúng kỹ thuật, tránh gạch bị bộp

Hiện nay, keo dán gạch đang là một lựa chọn được nhiều người đánh giá cao. Với độ đàn hồi, co dãn tốt, dùng keo dán gạch cũng góp phần hạn chế tình trạng gạch bị phồng rộp do biến đổi điều kiện nhiệt độ, bề mặt. Để đảm bảo hiệu quả mọi người nên chọn keo có chất lượng tốt. Tiến hành pha keo với theo đúng tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo keo đều, mịn, độ kết dính tốt. Sau đó sử dụng bay cưa dàn đều keo phủ kín bề mặt gạch, tránh chừa lại những lỗ hổng giữa gạch lát và bề mặt. 
Bên cạnh đó, gạch có những chỉ số như độ thấm hút nước, độ giãn nở, độ bền uốn,... tối ưu cũng sẽ giảm thiểu nguy cơ bị bộp. Còn những gạch kém chất lượng khả năng tương thích, chống chịu tác động ngoại lực kém thì tình trạng phồng rộp, hư hỏng rất dễ xảy ra. Nên từ đầu mọi người nên đầu tư sử dụng những mẫu gạch chính hãng chất lượng. Còn nếu công trình của mọi người đang sử dụng gạch không đảm bảo, hãy thay mới gạch để vừa tân trang toàn diện không gian vừa tiết kiệm công sức và chi phí tu sửa xử lý gạch bị bộp về sau. 


Hải Linh quy tụ nhiều mẫu gạch ốp lát đẹp, chất lượng

Với những cách xử lý gạch lát nền bị bộp phù hợp với từng nguyên nhân trên hy vọng sẽ hữu ích với mọi người. Nếu còn bất cứ vấn đề khó khăn nào khi xử lý gạch bị bộp, mọi người có thể liên hệ Hải Linh để được hỗ trợ. Nếu quý khách có nhu cầu tìm mua gạch ốp lát chính hãng, đảm bảo hãy chọn Hải Linh. Với hơn 15 năm kinh nghiệm kinh doanh gạch ốp lát, Hải Linh cam kết đồng hành cùng quý khách hàng kiến tạo nên công trình bền vững nhất. 

Bài viết liên quan

 
Chứng chỉ
chung-nhan