Lát nền nhà là công đoạn quan trọng trong quá trình hoàn thiện một công trình. Nền nhà bền đẹp, chuẩn chỉnh hay không tùy thuộc vào kỹ thuật của thợ lát nền. Nếu bạn chưa nắm được cách lát gạch nền nhà đẹp, đúng quy trình thì hãy cùng Hải Linh tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé!
1. Cách lựa chọn gạch lát nền nhà đẹp
Chọn gạch đẹp đến từ thương hiệu uy tín: Các thương hiệu gạch uy tín như: Viglacera, Taicera, Đồng Tâm.. sẽ đảm bảo chất lượng gạch cao cấp, thời hạn sử dụng dài lâu. Các thương hiệu này liên tục cập nhật đa dạng mẫu mới và có chính sách bảo hành đáng tin cậy.
Chọn gạch lát nền nhà đẹp theo kích thước: Bạn nên chọn gạch có kích thước phù hợp với diện tích mặt sàn để hạn chế việc cắt gạch nhiều, điều này đảm bảo sàn có kết cấu đẹp nhất.
Phù hợp với công năng của từng không gian: Giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng và tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Chẳng hạn như phòng khách chúng ta sẽ chọn màu sắc rực rỡ, phòng ngủ chọn tông màu trầm ấm..
Đa dạng mẫu mã và kích thước: Đáp ứng nhu cầu sử dụng của người sử dụng.
Chọn gạch lát nền có mẫu mã hài hòa: Thường sẽ cùng tông hoặc nghịch tông so với gạch ốp tường.
Chọn họa tiết gạch lát nền nhà đẹp: Ví dụ như gạch giả vân gỗ, gạch giả đá,.. tùy thuộc vào sở thích của bạn.
Chọn gạch lát nền nhà theo phong thủy: Đem lại sự may mắn, thuận lợi cho gia chủ. Màu sắc gạch lát nền theo phong thủy thường sẽ dựa vào bảng màu tương sinh hoặc màu bản mệnh của gia chủ đó.
2. Các bước lát gạch nền nhà đẹp
Bước 1: Tạo lớp nền trên bề mặt.
Đầu tiên, bạn cần tạo lớp nền trên bề mặt bằng việc trộn vữa lót xi măng cùng với cát, thêm nước vừa đủ (tránh hỗn hợp quá nhão hoặc quá khô). Tiếp đến, bạn hãy đổ lớp lót vừa ngâm lên bề mặt nền nhà, san đều sao cho chiều dày vữa lót khoảng chừng 2 - 3cm là phù hợp.
Bước 2: Thực hiện lát gạch.
Chuẩn bị và rải đều một lớp nước xi măng mỏng trên bề mặt nền để tạo độ kết dính giữa gạch với nền. Dùng dây cước kẻ căng một đường thẳng và tiến hành lát gạch từ trái qua phải hoặc từ trong ra ngoài.
Bước 3: Chít mạch.
Sau từ 3 - 4 giờ kể từ khi lát nền, chúng ta sẽ bắt đầu chít mạch bằng bột chít mạch để hoàn thiện quy trình lát gạch. Dùng bay có mũi nhọn đưa lượng bột vừa đủ vào mạch cần chít một cách khéo léo, đảm bảo không để bột rơi ra ngoài gây mất thẩm mỹ.
Sau 6 - 8 tiếng chít mạch xong chúng ta sẽ chà ron. Công đoạn này cần được thực hiện qua hai lần, cụ thể:
- Lần 1: Bạn cần pha bột lỏng và chà nhẹ vào các khe giữa các viên gạch, chà tới đâu lau sạch tới đó để gạch không bị bám dính bột.
- Lần 2: Khoảng 1 tiếng sau lần 1, bạn hãy pha bột đặc hơn trước đó và dùng mũi bay điều chỉnh lại từng khe gạch cho bằng phẳng với mặt gạch.
Bước 4: Làm sạch bề mặt nền
Sau khoảng 24 giờ, bạn hãy lau các vết bám còn sót lại trên nền gạch. Bạn có thể dùng một miếng vải mềm thấm một chút nước để dễ lau chùi hơn, việc này giúp nền nhà sáng bóng và đẹp mắt.
3. Lát gạch cho nền nhà bằng keo dán gạch
3.1 Ưu điểm lát gạch bằng keo
Keo dán gạch là vật liệu có cường độ bám dính tốt, không gây hiện tượng bong tróc. Đặc biệt, keo dán gạch có khả năng hạn chế tình trạng thấm nước xuống mặt sàn, lại vô cùng tiện lợi và dễ sử dụng.
Keo dán gạch còn có thể được dùng thi công trên nhiều bề mặt từ gạch cũ, đến các dòng gạch cao cấp như granite, porcelance hoặc mặt đá, mặt gỗ.. Nhờ được phối trộn và sản xuất trên dây chuyền hiện đại nên keo dán gạch có tính ổn định, giúp hạn chế khả năng trượt gạch.
3.2 Nhược điểm lát gạch bằng keo
Keo dán gạch có thời gian đông cứng lâu hơn xi măng (có thể lên tới 96 giờ), gây kéo dài tiến độ hoàn thành công trình, vì thế mà sau thi công bạn cần hạn chế đi lại. Nếu chúng ta bất cẩn có thể khiến bề mặt gạch ốp bị xê dịch dẫn tới sai lệch, lúc này sẽ mất khá nhiều công sức và thời gian để điều chỉnh lại.
Mặt bằng thi công sử dụng keo dán yêu cầu là mặt bằng phẳng, khô. Một nhược điểm nữa của keo dán gạch đó là dòng keo này chỉ sử dụng được trong vòng 6 tháng kể từ ngày sản xuất, hạn sử dụng ngắn nên các bạn cần lưu ý.
3.3 Quy trình lát gạch cho nền nhà bằng keo dán gạch
Bước 1: Khảo sát và chuẩn bị nguyên, vật liệu cần thiết
Để quá trình thi công được tối ưu thì trước tiên bạn cần bao quát được toàn bộ công trình của mình. Việc khảo sát thực tế cũng giúp bạn ước lượng định lượng keo cần dùng, từ đó giúp tiết kiệm chi phí tối đa. Nên để keo ở độ dày từ 3 - 5mm nhằm đảm bảo chất lượng cho công trình của bạn.
Một số việc bạn cần khảo sát và chuẩn bị, cụ thể:
- Đảm bảo nền nhà được cán bằng phẳng, gạch và nền khô ráo.
- Chuẩn bị: Khoan, bay ốp răng cưa, bay lấy vữa, búa cao su, ke mạch, cánh khuấy..
Bước 2: Chọn keo dán phù hợp với loại gạch sử dụng.
Chọn keo dán là bước khá quan trọng trong quy trình lát gạch cho nền nhà. Bạn cần xác định gạch được sử dụng là gạch men, gach ít hút nước.. và dùng cho khu vực ẩm ướt hay khô ráo, để từ đó tìm ra giải pháp keo dán phù hợp và tối ưu nhất.
Bước 3: Tiến hành thi công lát gạch bằng keo dán gạch
- Trộn keo: Trộn keo với nước theo tỷ lệ 25% nước đối với nền khô và 19% nước đối với nền ẩm.
- Kiểm tra keo sau khoảng 3 - 5 phút khuấy trộn trong máy. Nếu keo không rớt xuống thì đã đạt, sau đó để keo nghỉ thêm 5 phút.
- Bạn cần tạo lớp bả mỏng trên nền bằng bay răng cưa, lớp bả này sẽ giúp quét đi bụi bẩn trên bề mặt nền và tạo ra sự liên kết cần thiết. Sau đó, bạn dùng bay trải lớp keo dày khoảng 3 - 5mm lên mặt sàn và tiến hành đặt từng viên gạch lên bề mặt nền.
- Dùng búa gõ nhẹ để gạch ăn chặt vào lớp keo, bạn lần lượt lát tiếp cho đến khi hoàn thành.
- Trong 8h tiếp theo, bạn cần đi lại nhẹ nhàng để keo bám chặt, không bị xê dịch. Sau 3 - 4 ngày chúng ta có thể sử dụng thoải mái mặt sàn.
4. Lát gạch cho nền nhà bằng vữa
4.1 Ưu điểm lát gạch bằng vữa
Vữa có khả năng chống thấm tốt, dễ dàng thi công và thân thiện với môi trường. Sau khi thi công, vữa giúp khô nhanh giúp bề mặt nền và sàn nhà không bị thấm nước trở lại, hạn chế khả năng rò rỉ nước trên kết cấu của công trình.
Vữa tạo lớp bám dính chắc chắn trên nhiều loại bề mặt như gạch, đá, bê tông… Vữa còn có thể kết hợp với các loại hóa chất xây dựng khác như keo dán, keo chít mạch tạo nên một liên kết hoàn hảo, bền bỉ, ngăn chặn sự xuất hiện của các vết nứt.
4.2 Nhược điểm lát gạch bằng vữa
Việc pha trộn vữa đòi hỏi nhiều công đoạn, nhiều thành phần, khá phức tạp. Cụ thể vữa truyền thống không được đánh giá cao vì theo thời gian có thể bị ảnh hưởng tới tuổi thọ của công trình.
4.3 Cách lát gạch cho nền nhà bằng vữa:
Bước 1: Trộn vữa lát nền tiêu chuẩn
Tỷ lệ trộn vữa lát nền bạn có thể tham khảo qua:
- Hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì xi măng
- Tỷ lệ cát và xi măng là 3:1 hoặc 4:1 tùy từng công trình, thêm một lượng nước vừa đủ để tạo thành hỗn hợp đặc quánh như keo sữa.
Bước 2: Tiến hành lát nền
Đổ lượng vữa vừa trộn lên mặt sàn với độ dày từ 2 - 3mm, sau đó tiến hành lát từ trong ra ngoài. Khi lát bạn hãy đập nhẹ xuống nền nhà để tạo độ dính chặt giữa gạch và lớp vữa lót nền, việc này cũng điều chỉnh sao cho mặt gạch bằng phẳng so với các viên còn lại.
Bước 3: Chít mạch cho sàn
Sau từ 3 - 4 giờ, bạn tiến hành chít mạch bằng bột chít mạch chuyên dụng. Khoảng 6 - 8 tiếng sau khi chít mạch xong bạn cần chà ron để làm sạch và đảm bảo sự bằng phẳng cho mặt gạch.
Bước 4: Làm sạch bề mặt gạch
Bước cuối cùng trong quy trình lát gạch bằng vữa đó là bạn cần làm sạch lại nền vừa lát. Khi gạch đã khô cứng, bạn hãy dùng một chiếc vải mềm và dung dịch lau sàn hòa loãng với nước để lau các vết bẩn còn lại. Bạn có thể lau lại một lần nữa với nước để sàn được sáng bóng và đẹp hơn.
5. Những lưu ý khi thi công gạch lát nền nhà
Xác định khối lượng gạch chính xác: Giúp bạn kiểm soát chi phí, tránh hao phí và thất thoát. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng đánh giá được mức độ sai lệch về khối lượng để có thể kế hoạch dự trù vật liệu một cách chính xác nhất.
Nắm được đặc tính và công dụng của các loại gạch: Giúp bạn lựa chọn gạch ốp lát phù hợp với từng không gian, đảm bảo sự bền vững và hạn chế những rủi ro không đáng có. Bạn có thể tham khảo lát gạch cùng một chiều để tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
Làm sạch bề mặt gạch trước và sau khi ốp lát: Việc này khá cần thiết, đảm bảo gạch được sạch sẽ, khô ráo, bằng phẳng. Nếu xuất hiện các vết rạn nứt, sứt mẻ thì bạn cần xử lý ngay để không làm ảnh hưởng tới quá trình thi công.
Tạo khe hở mạch phù hợp: Bạn nên để khoảng cách giữa các viên gạch là 2 - 3mm tùy từng loại gạch. Mạch, ron cần được vệ sinh khô ráo trước khi chà bằng keo.
Làm sạch bề mặt sau khi thi công: Bạn có thể dùng nước lau sàn thông thường để làm sạch bề mặt sau thi công để tăng độ bóng, sạch của sản phẩm.
Chà ron sau 6 - 8 tiếng lát sàn: Bạn nên chà ron 2 lần để bề mặt gạch được đẹp và chắc chắn nhất.
Trên đây là những thông tin mà Hải Linh tổng hợp được về cách lát gạch nền nhà đẹp, đúng quy trình. Nếu bạn có nhu cầu mua gạch lát nền chất lượng, vui lòng liên hệ qua số hotline 1900.599.828 để nhận các chương trình ưu đãi hấp dẫn!