Số lượt xem : 1612 - Hãy chia sẻ với bạn bè nếu bạn thấy bổ ích !
Những vụ việc cháy nổ liên tiếp diễn ra trong thời gian gần đây gây thiệt hại nhiều về cả tài sản và tính mạng. Do đó, vấn đề cháy nổ và đảm bảo an toàn cháy nổ đang ngày càng được chú trọng, cấp thiết đặc biệt với các không gian kín như nhà ống. Vậy cách thiết kế nhà ống thoát hiểm khi cháy nổ như thế nào để đạt chuẩn? Xem ngay hướng dẫn dưới đây.
Nhà ống là thiết kế khá phổ biến trong thời đại ngày nay, với số lượng lớn tập trung nhiều ở các thành phố, khu dân cư mật độ dân số đông. Những căn nhà ống có chung đặc điểm là thiết kế hẹp, sâu vào trong, đồng thời thường bị bịt kín bởi nhiều căn nhà xung quanh. Bên cạnh đó, do nguy cơ trộm cắp nên nhiều gia chủ thường thiết kế kín cổng cao tường với tấm che, lồng sắt bao bọc xung quanh. Điều này tiềm ẩn nguy cơ nếu cháy nổ xảy ra: khó có đường thoát ra ngoài nhanh dẫn tới ngạt khí, thiệt mạng; đồng thời lực lượng cứu hộ cũng khó tiếp cận.
Thiết kế nhà ống hẹp và san sát nhau tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ lớn
Do đó, cách thiết kế nhà ống thoát hiểm khi cháy nổ là điều cấp thiết, để đảm bảo an toàn giúp các thành viên trong gia đình thoát hiểm một cách nhanh chóng khi có cháy nổ hay sự cố nguy cấp gì xảy ra.
Lối thoát hiểm là đường thoát nạn để thoát ra khỏi công trình khi có sự cố xảy ra. Với diện tích nhà ống nhỏ hẹp, gia chủ cũng thường chỉ chú trọng cách thiết kế tận dụng diện tích, bỏ qua việc thiết kế lối thoát hiểm.
Một số lối thoát hiểm của nhà ống khi thiết kế xây nhà cần chú ý
Theo khuyến nghị, nhà ống nên có thiết kế lối thoát hiểm bao gồm:
Lối thoát hiểm chính: bao gồm cửa chính, cửa phụ (cửa hậu, cửa bên nhà), ban công, tầng tum,...
Lối thoát hiểm dự phòng: cửa sổ, ô thoáng, giếng trời
Mỗi tầng cần ít nhất 2 lối thoát hiểm và bố trí ở các khu vực khác nhau trong cùng một mặt bằng.
=> Xem thêm: Gạch ốp lát giá rẻ nên chọn thương hiệu nào? Mua ở đâu?
Việc thiết kế thoát hiểm cần phải tuân thủ theo đúng quy định, tiêu chuẩn trong phòng cháy chữa cháy cụ thể như sau:
Nội quy phòng cháy chữa cháy
Vị trí lối thoát hiểm:
Lối thoát hiểm nếu ở tầng 1 phải trực tiếp dẫn ra ngoài nhà
Đặt lối thoát hiểm đi qua cầu thang, tiền sảnh, cầu thang bộ
Lối thoát hiểm dẫn tới khu vực an toàn, tránh kết nối tới các phòng chứa các vật dụng bắt lửa, hay có tính nguy hiểm
Quy định về thiết kế, xây dựng:
Lối thoát hiểm có khả năng chịu lửa từ cấp 3 trở lên
Thiết kế dẫn từ các phòng của bất cứ tầng nào cũng tới được hành lang, cầu thang để đi ra ngoài
Thang máy không phải là lối thoát hiểm, vì lúc cháy nổ sẽ không hoạt động
Lắp đặt thiết bị ở khu vực cửa thoát hiểm:
Khu vực lối thoát hiểm cần trang bị đèn phản quang, cùng ký hiệu hướng dẫn vị trí cụ thể
Không lắp gương gần khu vực lối thoát hiểm vì dễ gây bỏng nhiệt
Dưới đây Hải Linh sẽ chia sẻ cách thiết kế tạo lối thoát hiểm cho nhà ống một cách chi tiết, hy vọng quý gia chủ có thêm thông tin ứng dụng vào công trình nhà ống của mình.
Đây là cách thiết kế nhà ống thoát hiểm khi cháy nổ theo lối thoát hiểm chính.Thông thường, mọi người hay thiết kế cửa chính gồm 2 lớp (cửa đóng mở cùng cửa sắt, cửa cuốn bên ngoài), không hiệu quả trong phòng cháy chữa cháy vì khó mở. Gia chủ nên thiết kế hệ thống khóa hiện đại chốt mở thuận tiện, đơn giản để phòng nguy cấp.
Thiết kế cửa chính chắc chắn, an toàn nhưng đóng mở đơn giản
Trường hợp cửa chính chỉ có 1 lớp thì nên chọn loại cửa mở quay ra ngoài để dễ dàng thoát nạn hơn. Nếu cửa làm bằng kính thì nên bố trí dao cắt kính hoặc búa trong trường hợp cháy nổ cần đập bỏ.
Đối với nhà ống có nhiệt mặt thoáng thì nên thiết kế thêm cửa hậu hoặc cửa bên hông nhà để thoát nạn khi có cháy nổ xảy ra. Nên nhớ, hệ thống chốt cửa cần dễ sử dụng và an toàn, nếu dùng chìa khóa cần phải để nơi cố định, dễ thấy.
Cửa hậu nhà ống thường thiết kế sau gian bếp
Ban công là thiết kế quan trọng, vừa giúp gia tăng tiện nghi, vừa tăng tính thẩm mỹ cho công trình, vừa là lối thoát hiểm hữu hiệu khi xảy ra cháy nổ. Đây là khu vực thông thoáng giúp bạn tránh ngạt khói, là nơi duy trì sự sống trong lúc chờ cứu hộ tới.
Nếu khu vực này bị bịt kín bằng khung sắt chống trộm thì nên bố trí cửa mở có khóa với chìa khóa đặt nơi cố định dễ thấy để phòng trường hợp khẩn cấp.
Sân thượng cũng là nơi thoát hiểm hiệu quả, thông thoáng, nơi chờ lực lượng cứu hộ hoặc nếu liền kề với các ngôi nhà khác thì bạn có thể nhảy sang để thoát thân.
Mái nhà ống thường có một phần thiết kế bằng phẳng đặt bồn nước, nên tận dụng và đặt thang kỹ thuật ở đây để thoát hiểm khi có sự cố. Nên chọn thang làm bằng thép gắn tường hoặc dùng thang rời chữ A.
Bố trí thang kéo gắn tường để thoát thân khi có sự cố xảy ra
Khi xây dựng nhà ở, các gia chủ nên lắp đặt trước hệ thống cảm biến để báo động những bất thường về khói, cháy nổ, với còi báo động lớn để nhanh chóng phát hiện sự cố, giảm thiểu thiệt hại.
Bình cứu hỏa cá nhân
Tiếp theo là trang bị bình chữa cháy trong nhà, thường xuyên kiểm tra các vị trí lối thoát hiểm, các vật dụng dễ cháy trong nhà,... để có biện pháp khắc phục.
Hy vọng với gợi ý cách thiết kế nhà ống thoát hiểm khi cháy nổ kể trên, các gia chủ sẽ có được sự an tâm trong cuộc sống hàng ngày. Hãy nâng cao cảnh giác để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra nhé!