Cách chống thấm sân thượng hiệu quả nhất 2025

Cách chống thấm sân thượng hiệu quả nhất 2025

Dưới sự tác động của môi trường và thời tiết cực kỳ khắc nghiệt, việc chống thấm cho sân thượng trở thành một nhiệm vụ thiết yếu để bảo vệ ngôi nhà khỏi những hư hại do nước mưa gây lên. Hãy cùng khám phá những cách chống thấm sân thượng tốt nhất trong bài viết này để đảm bảo cho công trình của bạn luôn khô ráo và bền bỉ theo thời gian.

1. Vì sao phải chống thấm cho sân thượng? 

Sân thượng là nơi tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, hứng chịu mọi tác động từ thời tiết như nắng, mưa, bão, gió. Vậy nên việc chống thấm cho sân thượng luôn được đặc biệt quan tâm và đề cao tầm quan trọng. Bởi lẽ việc này sẽ giúp cho chúng ta bảo vệ được công trình, ngăn ngừa tình trạng nước ngấm vào từ sân thượng có thể gây ra các hư hỏng cho cấu trúc ngôi nhà, bao gồm nứt tường, mục nát gỗ và hư hại các bộ phận khác. Không chỉ vậy, sự ẩm ướt từ nước thấm có thể tạo điều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. 

San thuong bi tham

Sân thượng bị ẩm mốc do không chống thấm tốt

Việc chống thấm cho sân thượng được thực hiện đúng cách và hiệu quả có thể giúp bảo vệ các vật liệu xây dựng như bê tông, gạch và các bộ phận khác khỏi hư hại, từ đó kéo dài tuổi thọ cho công trình. Đồng thời tránh được các chi phí sửa chữa lớn sau này do hư hỏng gây ra bởi nước gây ra. Không chỉ vậy, còn giúp bạn duy trì được tính thẩm mỹ cho không gian sống nhờ vẻ sạch sẽ, không có các dấu hiệu thấm như các vệt nước ẩm ướt, mốc xấu xí. 

Chong tham san thuong dung cach

Chống thấm sân thượng đúng cách

Chắc chắn một ngôi nhà có sân thượng được chống thấm tốt sẽ có giá trị cao hơn trên thị trường bất động sản, thu hút nhiều người mua tiềm năng. Vậy nên có thể khẳng định việc chống thấm sân thượng không chỉ là một biện pháp bảo vệ mà còn là một phần quan trọng trong việc duy trì giá trị và vẻ đẹp của ngôi nhà.

- Một số mẫu gạch lát nền đẹp cho sân thượng -

Xem them

2. Những cách chống thấm sân thượng hiệu quả nhất hiện nay

Cùng Hải Linh tìm hiểu chi tiết những phương pháp và cách thức chống thấm sân thượng hiệu quả, được các chuyên gia thường xuyên áp dụng để bảo vệ công trình, dự án khỏi tác động của môi trường bên ngoài. 

Cach chong tham san thuong hieu qua nhat

Cách chống thấm sân thượng hiệu quả

2.1 Chống thấm sân thượng bằng gạch lát

Hiện nay, xu hướng chống thấm sân thượng phổ biến nhất là sử dụng gạch lát. Nên ưu tiên chọn các dòng sản phẩm Porcelain, Granite có độ chống thấm hút nước cao bảo vệ sân thượng khỏi sự tác động của nước mưa. Đặc tính chung của gạch ốp lát là đa dạng mẫu mã, khả năng chịu lực tốt và tạo độ thoát nước nhanh chóng, dễ dàng lau chùi. 

Chong tham san thuong bang gach lat

Công nhân đang lát gạch cho sân thượng

Trước khi tiến hành thi công, cần dọn dẹp và làm sạch bề mặt sân thượng. Sau đó dùng xi măng hoặc keo dán gạch để kết dính gạch vào bề mặt sân thượng. Lưu ý lát gạch với một góc nghiêng nhẹ để tạo độ dốc cho nước thoát.

- Một số mẫu gạch trang trí đẹp cho sân thượng -

Xem them

2.2 Sơn chống thấm sân thượng

Sơn chống thấm sân thượng có ưu điểm nổi bật là dễ dàng thi công trên nhiều loại bề mặt khác nhau và mức giá rẻ phải chăng. Quy trình thi công sơn chống thấm bao gồm việc chuẩn bị bề mặt, kiểm tra độ ẩm, chọn sơn phù hợp, và thi công lớp sơn với ít nhất hai lớp để đạt hiệu quả tốt nhất. Cần lưu ý thi công vào những ngày thời tiết khô ráo, sử dụng trang bị bảo hộ, và tuân thủ hướng dẫn về thời gian khô của sản phẩm.

Chong tham san thuong bang son

Công nhân đang lăn sơn chống thấm

2.3 Chống thấm sân thượng bằng Sika

Sika được biết đến là một trong những loại vật liệu có khả năng chống thấm vượt trội nhờ tạo ra liên kết màng bề mặt cực tốt, cho phép người dùng thi công nhanh chóng, dễ dàng mà không cần chuyên môn kỹ thuật cao. Để tiến hành thực hiện, cần phải làm sạch bề mặt sân thượng, rồi phun nước làm ẩm, tiếp tục dùng chổi quét lớp lót lên bề mặt. Khi lớp lót này khô thì tiến hành quét các loại hóa chất chống thấm lên từ 2 đến 3 lớp. Cuối cùng quét vật liệu chống thấm Sika lên trên cùng, xoa nền rồi phun phụ gia bảo vệ là được.

Chong tham san thuong bang Sika

Công nhân đang thi công chống thấm bằng sika

2.4 Chống thấm sân thượng bằng keo

Keo chống thấm có độ bền cao, chịu được tác động của thời tiết và không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sân thượng. Quy trình thi công bao gồm các bước như chuẩn bị bề mặt, chọn keo phù hợp, thi công keo lên bề mặt với độ dày khoảng 1-2mm, và có thể thực hiện lớp thứ hai sau khi lớp đầu tiên khô hoàn toàn. Sau khi thi công, cần kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo không có chỗ nào bị thấm nước và thực hiện bảo trì định kỳ để giữ cho lớp chống thấm luôn hiệu quả.

Chong tham san thuong bang keo

Công nhân đang lăn keo chống thấm

Để đạt được kết quả tốt nhất, nên thi công vào những ngày khô ráo và tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất về thời gian khô. Với những ưu điểm vượt trội, phương pháp chống thấm sân thượng bằng keo là giải pháp lý tưởng để duy trì một không gian sống khô ráo và bền đẹp.

2.5 Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường

Mặc dù được đánh giá cao về khả năng chống thấm nhưng nhựa đường lại yêu cầu quy trình thi công phức tạp, đòi hỏi tay nghề thợ có nhiều kinh nghiệm. Nên chọn nhựa đường để chống thấm khi trên sân thượng xuất hiện nhiều vết nứt, khe hở. Đặc biệt, loại chất liệu này đảm bảo độ an toàn sức khỏe, không độc hại và cực kỳ bền vững. Các bước thực hiện lần lượt như sau: Đầu tiên vệ sinh bề mặt sân thượng sạch sẽ, bằng phẳng sau đó đun sôi nhựa đường và dùng con lăn để quét nhựa đường lên bề mặt sàn là được.

Chong tham san thuong bang nhua duong

Công nhân đang lăn nhựa đường chống thấm

2.6 Chống thấm sân thượng bằng xi măng

Chống thấm sân thượng bằng xi măng là một phương pháp truyền thống nhưng hiệu quả, giúp bảo vệ bề mặt khỏi thấm nước và tăng cường độ bền cho cấu trúc. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích, bao gồm khả năng chống thấm tốt nhờ tính chất tự nhiên của xi măng, chi phí hợp lý so với các phương pháp khác, và độ bền cao giúp bảo vệ sân thượng khỏi tác động của môi trường. Quá trình thi công không yêu cầu kỹ thuật phức tạp, bắt đầu từ việc chuẩn bị bề mặt bằng cách làm sạch và sửa chữa các vết nứt, sau đó pha trộn xi măng với nước, có thể thêm một số phụ gia chống thấm để tăng cường hiệu quả. Cuối cùng, sử dụng bay hoặc cọ để phủ lớp xi măng lên bề mặt sân thượng, đảm bảo phủ đều và dày khoảng 1-2cm. 

chong tham san thuong bang xi mang

Một sân thượng được chống thấm bằng xi măng

2.7 Chống thấm sân thượng bằng bạt

Các loại bạt chống thấm sử dụng cho sân thượng thường được làm từ vật liệu PVC hoặc cao su, có khả năng chống nước tuyệt đối và độ bền cao. Việc thi công bạt chống thấm khá đơn giản, bao gồm việc trải bạt lên bề mặt sân thượng, đảm bảo các mép bạt được gắn chặt để ngăn nước xâm nhập. Lợi ích của việc sử dụng bạt chống thấm không chỉ nằm ở khả năng bảo vệ mà còn ở tính linh hoạt, vì người sử dụng có thể dễ dàng tháo rời hoặc thay thế khi cần thiết. Bạt chống thấm cũng nhẹ và dễ vận chuyển, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thi công.

Chong tham san thuong bang bat

Bạt chống thấm giúp tiết kiệm chi phí

2.8 Chống thấm sân thượng bằng khò

Cách chống thấm sân thượng bằng khò chính là việc sử dụng các tấm vật liệu chống thấm, thường là màng bitum, được gia nhiệt bằng máy khò để dính chặt vào bề mặt sân thượng. Để thực hiện cần chuẩn bị bề mặt, làm sạch và xử lý các vết nứt nếu có, sau đó trải tấm màng chống thấm lên và dùng máy khò để làm nóng, khiến lớp màng chảy và bám chặt vào bề mặt. Phương pháp này cũng giúp giảm thiểu thời gian thi công so với các phương pháp truyền thống, mang lại hiệu quả lâu dài cho công trình. 

Chong tham san thuong bang kho

Công nhân đang khò chống thấm trên sân thượng

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc chống thẩm sân thượng cũng như các phương thức thực hiện hiệu quả được ứng dụng phổ biến hiện nay. Hãy theo dõi và tham khảo thêm thật nhiều bài viết mới trên website để có thêm kiến thức hữu ích trong đời sống hàng ngày nhé. 

Tác giả bài viết: Showroom Viglacera

Bài viết liên quan

 

Về Chúng tôi

Sản phẩm

Chính sách quy định chung

Chứng chỉ
chung-nhan